Danh mục dịch vụ
Tra cứu dữ liệu
Hỗ trợ trực tuyến
Doanh nghiệp | 0978161988 | |
Sở hữu trí tuệ | 0978161988 | |
Sổ đỏ - nhà đất | 02466806166 | |
Tư vấn đầu tư | 0978161988 | |
Kế toán doanh nghiệp | 0978161988 | |
Giấy phép | 0978161988 | |
Thành lập hộ kinh doanh | 0978161988 |
Thông tin liên hệ
BACHVIET CONSULTANTS, |
Address:11 - Lo 11B - Trung Hoa - Cau Giay - HN |
Tel: (024)6.680.61.66 - (024)3.556.04.47 - Fax: (024)3.556.04.47 |
Hotline: 0904198293 - 0913826915 |
E-mail : luatsu@luatbachviet.vn |
Liên kết website
Trang chủ » Nghiên cứu pháp lý »Tranh chấp đất đai
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
1. Khái niệm và đặc điểm
Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội không phải lúc nào cũng có chung quan điểm về các vấn đề trong quan hệ pháp luật, vì thế sẽ dẫn đến những bất đồng ý kiến, những mâu thuẫn nhất định. Hiện tượng đó được thể hiện bằng những hành động cụ thể và người ta gọi đó là sự tranh chấp.
Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Tranh chấp đất đai thể hiện dấu ấn mạnh mẽ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của quan hệ pháp luật đất đai. Chẳng hạn trước đây, Nhà nước chỉ thừa nhận hai hình thức sử hữu trong quan hệ đất đai: sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể, đất đai được “tập thể hóa hành ruộng đất hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nhà nước, nghiêm cấm mua bán chuyển nhượng đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức (Điều 5 Luật Đất đai 1987).
Bước sang nền kinh tế thị trường, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất-kinh doanh mà thực hiện quản lý thông qua hệ thống pháp luật, chính sách thuế, đất đai được thừa nhận có giá trị,quyền sử đất được tham gia các giao dịch trên thị trường làm quan hệ đất đai ngày càng đa dạng và phức tạp, xuất hiện nhiều quan hệ mới liên quan đến chuyển nhượng, thừa kế, góp vốn… là gia tăng tranh chấp, mâu thuẫn đất đai.
Đặc điểm cơ bản của tranh chấp đất đai:
Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng đất đai.
Các chủ thể tranh chấp đất đai là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.
Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.
Tranh chấp đất đai làm cho những quy định của pháp luật đất đai và chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.
2. Các dạng tranh chấp đất đai
Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp, có thể phân ra thành các dạng chủ yếu sau:
a.Tranh chấp về quyền sử dụng đất:
Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không thống nhất xác định với nhau về ranh giới sử dụng đất:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất , tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, ly hôn giữa vợ và chồng.
Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được cấp cho người khác
Tranh chấp giữa dồng bào dân tộc dịa phương với đồng bào đi xây vùng kinh tế mới, với các lâm trường, nông trường và các tổ chức sử dụng đất khác.
b. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất\
Việc một bên vi phạm nghĩa vụ hoặc cản trở việc thực hiện quyền của bên kia cũng phát sinh tranh chấp, thường được thể hiện ở các hình thức:
Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích cộng đồng.
c. Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Nhiều sự tranh chấp về quyền sử dụng đất dẫn đến những tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa hai cơ quan hành chính cùng cấp với nhau, tập trung ở những nơi có nguồn khai thác kinh tế trọng yếu, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng có vị trí quan trọng.
3. Giải quyết tranh chấp đất đai
a. Hòa giải tranh chấp
Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp giúp các bên tìm ra tiếng nói chung để tháo gỡ những vấn đề mâu thuẫn, bất đồng trên cơ sở tự thỏa thuận.
Nếu hòa giải thành, tranh chấp sẽ kết thúc. Trường hợp các bên không thể tự thương lượng hòa giải được với nhau thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được thông qua tổ hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở vẫn không thống nhất thì các bên có quyền gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có tranh chấp xảy ra để yêu cầu hòa giải.
Thời hạn hòa giải là 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn. Kết quả phải được lập thành biên bản có sự xác nhận của UBND cấp xã và có chữ ký của các bên.
Trường hợp kết quả hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp khác. Các cơ quan này trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi đó và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Luật Đất đai 2003 có sự thu hẹp phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND.
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân:
- Giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003.
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
Tòa án nhân dân chỉ giải quyết khi có Biên bản hòa giải không thành của UBND cấp xã, có chữ ký của các bên.
Thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân:
Giải quyết các tranh chấp đất đai mà các bên đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003
- Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp lần đầu giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Nếu không đồng ý thì đương sự được quyền gửi đơn đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Quyết định của UBND cấp tỉnh là quyết định cuối cùng.
- Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp lần đầu giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau, giữa các tổ chức nước ngoài với nhau.
Nếu không đồng ý thì đương sự được quyền gửi đơn đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định cuối cùng.
c. Các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính nhà nước
Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính với nhau trước hết do UBND cấp có tranh chấp cùng phối hợp giải quyết. Nếu không đạt được sự nhất trí hoặc kết quả của việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định:
- Tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính của đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh do Chính phủ quyết định.
- Tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh do Quốc hội quyết định.
Theo Pháp luật Dân sự
--------------------------------------